Nhà đất nằm bất động, thép ế ẩm ngay mùa cao điểm

Thứ tư, 07/12/2022, 14:54

Chìm nổi theo bất động sản

Cùng với sự đóng băng của bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm loại sản phẩm từ sắt thép, xi măng, gạch ốp lát... cũng rơi vào cảnh ế ẩm, tiêu thụ giảm mạnh, thậm chí không bán được hàng.

Cùng với sự đóng băng của bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm loại sản phẩm từ sắt thép, xi măng, gạch ốp lát... cũng rơi vào cảnh ế ẩm

Trên thực tế, bất động sản không phát triển lẻ loi một mình. Thị trường này tạo ra nhu cầu và động lực cho hàng trăm ngành nghề khác nhau phát triển. Do đó, không có những công trình, dự án được đầu tư, xây mới thì sắt thép, xi măng cũng mất đi cơ hội phát triển.

Bằng chứng là từ đầu năm 2022, thị trường bất động sản suy yếu đã khiến nhu cầu thép không tăng trưởng, sức tiêu thụ thấp khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép có lượng hàng tồn kho tăng cao, hầu hết phải cắt giảm sản xuất.

Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, doanh số bán hàng thép các loại trong tháng 10.2022 đạt gần 1,9 triệu tấn, giảm 5,53% so với tháng trước và giảm 29,4% so với cùng kỳ.

Sau 10 tháng đầu năm, bán hàng thép thành phẩm của cả nước đạt 23,2 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu thép chỉ đạt 5,3 triệu tấn, giảm 16,6% so với cùng kỳ.

Lượng tiêu thụ sắt thép trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu giảm mạnh, trong khi nguồn hàng tại các nhà máy sản xuất vẫn còn chồng chất khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép đang gặp khó trong những tháng cuối năm 2022.

Hiện hàng tồn kho của cả nước tính đến hết tháng 10 đang ở mức 2,2 triệu tấn, tương đương với sản lượng tiêu thụ của 1 tháng.

Theo thông lệ, thời điểm cuối năm là giai đoạn người kinh doanh sắt thép mong chờ nhất bởi hoạt động xây dựng diễn ra sôi nổi, nhiều công trình bắt đầu thi công. Tuy nhiên theo ghi nhận thực tế, thị trường vật liệu xây dựng đang rơi vào giai đoạn trầm lắng dù đang vào mùa xây dựng cao điểm.

Thời gian qua, giá thép xây dựng trong nước đã nhiều lần giảm giá, hiện đang dao động ở mức 14-15 triệu đồng/tấn. Giá thép giảm là tin vui đối với ngành xây dựng, vì thép chiếm khoảng 20-30% chi phí công trình. Nhưng khác với mọi năm, các cửa hàng nhỏ lẻ hay đại lý lớn không dám "ôm" hàng.

Trước nhu cầu thép suy yếu ở cả trong nước và thế giới, một số nhà máy thép trong nước buộc phải cắt giảm quy mô sản xuất, đẩy mạnh xả hàng tồn kho để giảm đi áp lực kinh doanh trong giai đoạn quý cuối năm.

 

Ý kiến bạn đọc
close

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào